Nhập Email của Bạn để nhận Tin Sinh Hoạt từ Tu Viện Kim Cang

TÌM KIẾM  

Tìm Theo

BÀI MỚI NHẤT:
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
TÁC DỤNG GIÁO DỤC CỦA NGÔI CHÙA

Thích Viên Giác - 15/10/2008.

Từ khi Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt Nam thì chùa chiền cũng hiện diện khắp nơi, đáp ứng nhu cầu truyền giáo, nhu cầu tín ngưỡng, tinh thần của nhân dân. Từ đó, ngôi chùa trở thành chỗ nương tựa tinh thần và biểu tượng đạo đức của xã hội Việt Nam.
Có những ngôi chùa có mặt một cách khiêm tốn hài hòa trong lòng thôn xóm, được sự chăm sóc và trân trọng của dân làng và trở thành chùa làng. Có những ngôi chùa được xây dựng nguy nga, đẹp đẽ, kiến trúc độc đáo, biểu tượng cho văn hóa nghệ thuật kiến trúc của dân tộc.
Chùa Việt Nam qua hai mươi thế kỷ, đã thực hiện sứ mạng của mình là giáo dục đạo lý làm người, xây dựng nền tảng đạo đức cho xã hội, bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc, nhất là trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử.


 Xem chi tiết 
CON ĐƯỜNG TU TẬP CỦA PHẬT TỬ

Thich Viên Giác - 15/10/2008.

Giáo lý của đạo Phật giảng dạy một lối sống như thế nào để đem lại sự an lạc cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội. Những nguyên tắc đạo đức, luân lý của đạo Phật luôn hướng đến mục tiêu ấy. Tuy nhiên người Phật tử gặp phải một số khó khăn về nhận thức và hành trì trước kho tàng giáo lý bao la mà như ta thường nói : “Tám vạn bốn ngàn pháp môn”, như sự phân biệt giữa Đại thừa, Tiểu thừa, Trung thừa. Ý nghĩa giác ngộ sâu cạn của Phật, Bồ tát, A la hán, Duyên giác, Độc giác; sự sai biệt giữa Nam tông, Bắc tông; sự khác nhau giữa Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông cũng như các bộ phái; sự dị đồng giữa đạo Phật các vùng địa lý khác nhau trong nước và trên thế giới…Vì vậy người Phật tử thường lúng túng trong nhận thức và hành trì.


 Xem chi tiết 
GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH

Pháp Hỷ - 09/06/2009.

Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng con cái là sở hữu của họ, và họ là những người có toàn quyền quyết định vê số phận con cái mình trong thời gian chúng lệ thuộc vào cha mẹ. Trên một phương diện nào đó quan niệm, lối suy nghĩ và cách cư xử này đúng một phần, con cái là sản phẩm của cha mẹ. Về mặt vật chất, con cái thừa hưởng ở cha mẹ gen di truyền như là dòng dõi huyết thống. Cơ thể của con cái là được sanh ra từ cha mẹ; chín tháng mười ngày trong bụng mẹ cũng có những ảnh hưởng rất quyết định về mặt thể chất cũng như tinh


 Xem chi tiết 
THÔNG ĐIỆP GIÁO DỤC CỦA ĐỨC PHẬT

- 14/06/2009.

Nền giáo dục của Đức Phật đứng trên lập trường nhân bản, nêu cao tinh thần tự giác của con người, đó là vấn đề chủ yếu giúp con người đánh thức trí tuệ của mình, biết điều hành được cuộc sống tâm lý và vật lý của chính mình để đạt đến giải thoát và giác ngộ, biết hướng con người thích ứng với môi trường sống trong xã hội tiến bộ, biết sáng suốt nhìn và biết sống như thế nào để đem lại hạnh phúc cho chính mình và cộng đồng xã hội…


 Xem chi tiết 
NGHĨ VỀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA PHẬTGIÁO VIỆT NAM

Thích Nhật Từ - 14/06/2009.

Giáo dục học là khoa học về việc giáo dục con người, khoa học về sự huấn luyện đạo đức, huấn luyện trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Giáo dục là khoa học của các khoa học, đào tạo nên tất cả các ngành nghề trong xã hội.
Từ góc độ xã hội học, giáo dục là quá trình hành thành con người dưới tác động của môi trường xã hội và thực tại xung quanh con người.


 Xem chi tiết 
Đạo Phật có thể đem lại những gì cho giáo dục ngày nay?

- 14/06/2009.

Giáo dục căn bản là truyền đạt. Thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác kinh nghiệm sống của một cộng đồng. Những lý thuyết, những thực hành, những thủ thuật trong các nghề nghiệp để sinh nhai kiếm sống, đó là một phần rất thực tiễn, không thể thiếu của giáo dục. Nhưng chỉ là một phần mà thôi. Vì sống chính là quan hệ mình với mình, mình với người, mình với vạn vật, với thiên nhiên. Chỉ một trong những quan hệ ấy không được hài hòa là cuộc sống mất an lành. Mình mà không yên được với chính mình thì có trốn tránh cách nào, bằng say sưa, bằng trác táng hay bằng hành động;


 Xem chi tiết 
Tính chất giáo dục của Giới luật Phật giáo

TT. Thích Phước Sơn - 14/06/2009.

Lịch sử cho chúng ta thấy có những tôn giáo, những chủ thuyết tỏ ra sáng giá một thời, nhưng khi trải qua những thử thách khắt khe của thời gian thì liền chìm vào quên lãng. Tại sao vậy? Tại vì nó thiếu những nguyên tắc chỉ đạo đúng đắn và thiếu các tu sĩ để duy trì. Phật giáo nói riêng, các tôn giáo khác nói chung, tỏ ra đủ sức mạnh để tồn tại với thời gian là vì có những nguyên tắc sống tương đối hoàn chỉnh và có các tu sĩ thuộc thành phần cốt cán để duy trì. Các tu sĩ thường có bổn


 Xem chi tiết 
Các Tinh Thần Giáo Dục của Thế Tôn và Sự Liên Hệ Giữa Ngài với Các Hàng Đệ Tử, Chu Thiên, Ac Ma và Ngoại Đạo

TT. Thích Chơn Thiện - 14/06/2009.

Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.


 Xem chi tiết 
Trang đầu  |  Trang trước  |  Trang tiếp  |  Trang cuối
 

Xem tin ngày:


Trang Chủ | Lịch Sinh Hoạt | Hình Ảnh | Âm Nhạc | Trắc Nghiệm |  Xem Phim | Liên Kết |  Liên Hệ
Liên hệ kimcangtuvien@yahoo.com
4771 Browns Mill Road Lithonia Georgia 30038-2604 Tel:(770) 322-0712