Nhập Email của Bạn để nhận Tin Sinh Hoạt từ Tu Viện Kim Cang

TÌM KIẾM  

Tìm Theo

TRANG NHẤT > PHẬT HỌC CĂN BẢN
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Cập nhật ngày 31/07/2008 (GMT+7)

ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG LỜI DẠY CỦA NGÀI

Tôn giáo vĩ đại của đức Phật đã một thời truyền bá cái tinh thần sống động về tính thống nhất của nó trên khắp một phần lớn hơn Châu Á.Tôn giáo này đã lôi kéo các chủng tộc lại với nhau và đã lèo lái niềm tin và hy vọng của họ ra khỏi những cơn rối loạn và sự tự mưu cầu.
Thật ra, những phương tiện hiện đại cũng đã thiết đặt cho con người sự giao thông vượt qua những rào cản địa lý; nhưng qua phương tiện này con người chỉ có thể xử dụng những năng lực vật lý để vượt qua những chướng ngại vật lý. Như chúng ta đã biết qua lịch sử, Phật giáo là nguồn năng lực đầu tiên lôi kéo được một số lượng lớn các chủng tộc, bị tách biệt bởi những trở ngại khó khăn về không gian, bởi những khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, bởi muôn vàn trình độ và những nền văn minh bất đồng, như thế lại gần với nhau. Đạo Phật có nguồn năng lực vận động của nó, không phải trong công tác thương mại quốc tế, không phải trong việc thiết lập đế chế, không phải trong những điều kỳ lạ của khoa học, cũng không phải trong nguồn xung lực di động; đơn giản Phật giáo là một nổ lực không vụ lợi nhằm giúp đỡ nhân loại hướng tới mục tiêu tối hậu của mình.
Cách đây không lâu tôi có đọc một cuốn sách về Phật giáo do một giáo sư trong ngành Phật học viết. Vị tác giả Phật học của chúng ta đã cố gắng để chứng minh rằng dù có nguồn gốc địa lý tại Ấn độ, đạo Phật đã không bắt rễ từ văn hóa Ấn độ, cũng đã không hút nhựa sống từ tâm trí của người Ấn độ. Nói khác đi, tác giả ấy muốn chứng minh rằng đạo Phật là một sự tình cờ, không có tiền sử, không có sự hình thành tất yếu trong hệ thống truyền thừa tổ tiên. Bằng nhiệt tâm của mình, tác gỉa ấy đã qúa nghiêm khắc trong việc qủa quyết rằng, như là một tôn giáo, Phật giáo hoàn toàn trái ngược với những gì đến trước nó trong lịch sử tôn giáo của Ấn độ.
Đứa trẻ trong chính quá trình sinh nở biểu hiện một sự đối lập rõ ràng đối với người khác; nhưng dù thế nào đi nữa sự sinh không bao giờ có thể là việc chối từ cha mẹ. Không thể có câu hỏi rằng Phật giáo có phải là một trong những sản phẩm vĩ đại nhất của tâm hồn có nguồn gốc Ấn độ!
Chúng ta có tự do để công nhận rằng sau nhiều thế kỷ ngự trị Phật giáo đã không gặp bất cứ một phản kháng qúa đáng nào từ bên ngoài chống lại nó. Nhưng khi lịch sử của khoảng thời gian ấy được nghiên cứu một cách thấu suốt, tôi không nghi ngờ khi phải nói rằng một phần liên hệ đến ý tưởng mang tính nguồn gốc của Phật giáo bị cưỡng chế, gộp vào sẽ được mọi người nhận ra, vì ấy là là một sự pha trộn thiếu khoan ngoan mang tính hổn tạp hầu như được thêm vào từ mớ lộn xộn dày đặt của những điều mê tín không đáng trân trọng.
Điều tôi qúy trọng nhất trong niềm khát vọng và tôn giáo của tôi, cũng như những gì mà tôi đang nỗ lực để tìm kiếm thêm chứng cớ, hoặc là từ tính đồng nhất cơ bản của nó, hoặc trong những tôn giáo to lớn khác, hoặc trong những nguồn hy vọng, đã hiện rõ ra trong lịch sử của các dân tộc khác. Mỗi một sự chuyển động lớn lao về tư tưởng và nổ lực trong bất cứ bộ phận nào của cuộc đời này có lẽ có một cái gì đó độc đáo trong lối diễn đạt của nó, nhưng cái chân lý nằm dưới bất cứ phần nào của chúng sẽ không bao giờ có cái giá rẻ mạt gỉa tạm về tính hoàn toàn mới lạ về nó. Sông Hằng vĩ đại hẳn không ngần ngại để nói lên sự giống nhau cơ bản của nó với sông Nile của Ai Cập, hay sông Dương Tử của Trung Hoa; chỉ duy con nước phô bày vẻ kiêu căng đột ngột về tính lập dị và biến mất trong hư vô, để lại một thứ sản phẩm làm giảm thiểu cái thực chất nguyên sơ của nó.
Trong sự bao la của tâm trí con người, bất cứ khi nào chúng ta tìm thấy bản gốc của một cái gì đó mà chúng ta cho là quý giá nhất hẳn chúng ta sẽ vui mừng. Niềm kiêu hãnh về sản phẩm mang tính đặc thù có thể gắn liền với những thành qủa của văn hóa bình lọ, loại chỉ thuần túy có giá trị ở thị trường; nhưng những sự thật cao qúy, như những ông vua vĩ đại của rừng núi, không thèm phô diễn bất cứ niềm đặc thù ngông cuồng nào, thứ mà có thể gây ra niềm quyến rũ đối với những người ganh tị quyền sở hữu của họ về tính qúy hiếm. Vì nó mang chất liệu cao quý của tính cao thuợng và là thân quyến của bất tư ,í nên sự vĩ đại không bao giờ cô quạnh.
Đây là lý do tôi tìm thấy niềm sung sướng trong việc khám phá ra một vài sự tương tự cốt lõi ở Phật giáo, không chỉ đối với những tư tưởng tâm linh của Ấn độ cổ đại, mà còn đối với triết học tâm linh của những tôn giáo vĩ đại khác, bởi tôi xem Phật giáo là một trong những thành tựu vĩ đại nhất về tôn giáo. Có đúng không khi chúng ta chỉ có niềm tự hào thuần túy về một vài sản phẩm đặc thù của con người, mà không phải là chính Con Người? Chỉ có những ai không có niềm kính trọng đối toàn thể nhân loại mới có thể tin rằng chân lý, trong khía cạnh siêu việt của nó, chỉ đạt tới được một lần bởi một dân tộc đã được chọn lựa mà không dành lại một sự thay đổi đối với các dân tộc khác, ngoại trừ phải vay mượn từ nó, hay sống trong cảnh hoàn toàn thiếu thốn về mặt tâm linh.
Từ bất cứ ai và từ bất cứ lời tuyên bố nào, tôi không thể chấp nhận rằng Phật giáo là một điều kỳ dị đối bộ mặt loài người, và rằng như là một tôn giáo không giống bất cứ tôn giáo nào trên thế giới, đạo Phật không chỉ không liên hệ mà còn trái ngược với môi trường tâm linh quanh nó; rằng Phật giáo là một khoa học và là một nghệ thuật của tự hủy diệt, xem thế giới này không có một nguyên lý thật sự thống nhất ở bất cứ đâu, ở trong hay ngoài con người.
Thêm một lần nữa tôi qủa quyết rằng, không có tôn giáo nào, không có bất cứ một ai, dù chỉ trong một khoảnh khắc, đứng trên cái nền tảng của sự không tồn tại (cái tiêu cực hay sự phủ nhận). Trong cốt tủy của nó ắt hẳn phải có một sự thật cao qúy nào đó, và vì lợi ích của nó, Con Người có thể rất vui lòng hiến dâng tất cả những gì mà Con Người có. Trong ý nghĩa này, Phật giáo tất phải có mối liên hệ cố hữu và tính tương đồng củïa mình đối với những nổ lực tâm linh thuộc Ấn độ cổ đại, hướng dẫn họ bỏ của cải vật chất sang một bên để kiếm tìm sự toàn thiện cho cuộc sống con người.
<
Vậy chân lý bất diệt mà đức Phật đã thuyết giảng cho nhân loại là gì? Đó là Dharma (Pháp), một từ ngữ rất khó để diễn dịch bằng tiếng Anh. Có lẽ có thể dịch là “lý tưởng cao nhất của sự toàn vẹn”. Chắc chắn rằng đó không phải là một sự trừu tượng hợp lý, không có gì mang tính thuần túy chủ quan mà là một thực tại cần phải được đạt đến; và tùy theo cấp độ quan hệ với nó mà chúng ta đạt được sự trọn vẹn của cuộc sống. Như vậy, Dharma (Pháp) và Brahma (Thể tính của Vũ trụ) của Upanishads (Aïo nghĩa Thư) trên cơ bản là giống nhau trong cái nhìn về Thực Tại Siêu Việt.
Dharma (Pháp) của Phật giáo không cốt ở cái lý trí thuần túy, mù quáng và tối tăm; Dharma bao gồm trong chính nó sự chứng ngộ tâm linh cao nhất, mãi mãi chân thật đối với tất cả chúng sinh; nguyên lý của nó không bị giới hạn đối với bất cứ biên giới nào thuộc hoàn cảnh ngoại tại. Do vậy, Dharma (Pháp) mang tính nguyên lý thực tại, trí tuệ và vô cùng. Cũng như thế được nói đến trong tập Upanishad: “Satyam, Janam, Anantam Brahma - Brahma là chân lý, là trí tuệ và là bất diệt”. Lại nữa, Dharma (Pháp) không đơn thuần chỉ có thực tại, nhưng giống như năng lực hấp dẫn của vũ trụ, nó có giá trị bất tử, dẫn chúng ta đến bình an, tốt đẹp và yêu thương. Do thế, tập Upanishad (Aïo Nghĩa Thư) đã nói, Brahma là SATYAM là SANTAM, là SIVAM, và cũng là ADAVAITAM; nghĩa là, hòa bình, lòng tốt và tính thống nhất là ở trong Brahma.
Dharma trong đạo Phật, hay Pháp thân như nó thường được gọi trong một vài nơi của văn học Phật giáo, là một thực tại muôn đời của An bình, Tốt đẹp và Yêu thương, những thứ mà con người có thể dâng hiến lòng kính trọng trung thành nhất của mình, nghĩa là chính cuộc sống của họ. Dharma (Pháp) này có thể truyền cho con người nguồn cảm hứng bằng cái năng lực hầu như siêu nhân của sự từ bỏ, và xuyên qua việc loại trừ cái bản ngã này, Dharma dẫn dắt con người đến những mục tiêu sau cùng về sự hiện hữu của mình, một trạng thái không thể so sánh được với bất cứ thứ gì mà chúng ta biết đến trong chính cuộc đời này. Tuy nhiên, ít ra chúng ta cũng có một ý niệm lờ mờ về nó khi chúng ta biết rằng trạng thái ấy chỉ đạt đến được không phải ngang qua con đường hủy diệt mà ngang qua một lòng từ vô lượng. Do vậy, Brahma-Vihara (Phạm Thiên trú hay sống với cái thể tính của vũ trụ) là ngôn từ được đức Phật dùng để diễn đạt sự an trú trong cái ý thức kiên định của lòng yêu thương vô bờ này.
Theo niên đại lịch sử, trước tiên, đức Phật xuất thân từ lớp người tuyên bố sự giải thoát cho nhân loại mà không hề có sự phân biệt là ngài thuộc về của riêng ai. Nguồn năng lực đặc biệt gì đã làm sửng sốt tâm thức loài người, và sức mạnh đặc thù nào đã gieo rắc giáo lý của đức Phật khắp cả Ấn độ hầu như suốt cả sinh thời của ngài? Đó là ý nghĩa độc đáo của sự kiện khi một con người đến với loài người và nói với họ rằng: “Ta ở đây là để giải thoát các người khỏi nổi thống khổ về sự nô lệ cho tự ngã”. Trí tuệ này không đến từ kinh điển, không đến từ những biểu tượng của thần thánh, cũng không đến từ những sự tu tập được thời đại thánh hóa, mà ngang qua tiếng nói của một con người đang sống và ngang qua lòng yêu thương tuôn trào từ trái tim của người ấy.
Như tôn giáo Upanishads, Phật giáo cũng phát sinh ra hai luồng tư tưởng khác nhau: luồng tư tưởng khách quan nói đến sự đoạn diệt cái ngã xuyên qua việc tu tập tâm trí; và luồng tư tưởng chủ quan, được gọi là đại thừa (Mahayana), có nguồn gốc từ những yếu tố xác thực chứa đựng trong những lời dạy của đức Phật; ấy là từ tâm vô lượng, sự nuôi dưỡng lòng thương cảm và sự tín thành về cái chân lý yêu thương vô hạn đối với tất cả chúng sanh. Bằng bất cứ luận lý nào, người ta sẽ không bao giờ tìm thấy thực tại của nó trong sự trống rỗng của cái vực thẳm phi chân thật. Mục đích của thiền định và những lời dạy của đức Phật là nhằm giải thoát loài người ra khỏi khổ đau; vậy đức Phật đã hiển bày cho chúng ta con đường gì? Có phải đó là một con đường tiêu cực chạy trốn khổ đau và kiếm tìm sự an toàn chống lại những nỗi khổ ấy hay không? Trái lại, con đường của ngài là con đường hy sinh: sự hy sinh tột cùng của lòng từ bi. Ý nghĩa của sự hy sinh như thế là đạt đến một chân lý tuyệt đối, một lý tưởng xác thực, cái lý tưởng mà trong đó tính chất cao thượng của nó có thể chấp nhận khổ đau và chuyển tải khổ đau ấy vào trong niềm an tịnh sâu thẳm của sự tự hy sinh. Giải thoát chân thật khỏi khổ đau, vốn là điều kiện không thể chuyển nhượng về một đời sống giới hạn của cái ngã, không bao giờ có thể đạt đến được bằng việc chạy trốn khỏi nó, nhưng đúng ra là bằng sự chuyển đổi gía trị của nó trong biên giới của sự thật – sự thật về một cuộc sống yêu thương cao cả hơn.
Bằng sự tính toán được thực hiện phù hợp với luật hấp dẫn, chúng ta đã biết rằng một vài hành tinh đã được khám phá một cách chính xác từ vị trí của chúng; cái luật hấp dẫn này cũng có trong thế giới dài dằng dặc và tẻ nhạt này. Khi chúng ta thấy cái tâm con người bị quấy rối, như được bàn đến trong giáo lý của đức Phật, ngay cả khi không có chứng cứ để làm chứng, chúng ta có thể bảo đảm rằng ătõ hẳn phải có một cái khối lượng to lớn rõ ràng nào đó của luật hấp dẫn, xác thực, mạnh mẽ, mà không phải là khoảng trống đơn thuần không hiểu thấu. Đó chính là điều mà chúng ta khám phá trong bản chất của hệ thống đại thừa; và không có gì do dự trong khi chúng ta nói rằng sự thật của Phật giáo là ở đó. Xăng dầu được đốt không phải vì mục tiêu làm giảm thiểu nó mà vì mục đích tạo ra ánh sáng cho ngọn đèn. Cũng vậy, khi đức Phật dạy rằng cái ngã phải bỏ đi đồng thời ngài cũng dạy rằng lòng yêu thương phải được nhận thức. Như thế, giáo lý Pháp thân (Dharma-kaya) đã hình thành, Trí tuệ và Từ bi Vô lượng đã biểu hiện nơi đức Phật. Như tôi đã nói trong cái ví dụ trước khi nhân loại cảm thấy rằng cái tinh thần vạn năng và bất diệt được hiển lộ trong một con người độc đáo, người mà họ có thể biết và tiếp xúc được, thì niềm vui đó hẳn sẽ to lớn hơn nhiều đối với họ khi chính cái ý tuởng này đến với họ như là một sự tự do- sự tự do từ cái ý thức của tính tầm thường không lường được.
Khi cảm giác được sự yêu thương tuôn ra từ trái tim Phật giáo như là một với chính cái nguồn yêu thương bất diệt ấy, có gì hơn nữa đối với những người bị gây ấn tượng bởi ý tưởng rằng sự tuôn trào như thế không bao giờ có thể do vì một biến động đơn giản của lịch sử - không tự nhiên, và do đó không thật; thay vì họ cảm giác rằng nó là bản chất thường hằng của chân lý, rằng sự kiện ấy phải thuộc về hàng loạt biểu hiện; chắc hẳn phải có vô số sự mặc khải khác trong qúa khứ và những mặc khải vô tận khác theo sau.
Cái ý tưởng này lớn lên và nới rộng cho đến khi người ta bắt đầu cảm thấy rằng Cái Bản Thể Vô Cùng này đã hiện hữu trong họ, tùy thuộc ở họ trong việc loại trừ những chướng ngại về nhục dục nhằm hiển bày cái bản thể này trong đời sống riêng tư của mình; và họ nhận thức được rằng mỗi cá nhân có tiềm năng làm Phật - nghĩa là Cái Vô Cùng đã hiển lộ.
Chúng ta phải ghi nhớ một sự thật quan trọng là, sự truyền bá giáo lý của đức Phật ở Ấn độ không kéo theo việc đình trệ của cuộc sống- mà chắc chắn sẽ xảy ra nếu như con người không có bất cứ mục tiêu tích cực nào, và nếu như giáo lý của ngài đã không có giá trị thường hằng trong chính nó. Ngược lại, chúng ta nhận thấy rằng từ sự đánh thức của Phật giáo, nghệ thuật, khoa học và những học viện đã bắt đầu được xây dựng nên, những trung tâm giáo dục to vĩ đại đã được thành lập làm giảm thiểu khổ đau cho tất cả chúng sanh, gồm con người và vạn vật. Cái năng lực mạnh mẽ đáng kể, vốn đã chuyển động rất nhiều thế kỷ và đã làm chuyển đổi lịch sử loài người trong một phần lớn của thế giới này, đột nhiên đã được đánh thức từ sự mịt mờ của nó; và năng lực hình thành sự hoạt động trọn vẹn của nó chỉ được thể hiện qua một cá nhân biết rõ cái giá trị vô tận của mình; nó giống như sự phát hiện đột ngột một nguồn mỏ to lớn đối với tài nguyên đang tồn tại.
Trong thời kỳ của Phật giáo, giáo lý giải thoát đã từng hưng thịnh, đã đến và giải phóng tiềm năng bên trong của con người ra khỏi niềm xao lãng và tự sĩ nhục. Thậm chí hôm nay, chúng ta nhìn thấy ở tại đất nước Ấn Độ này, từ góc độ bị xem thường và bị sỉ nhục, một cách chậm chạp cái thiện tính của con người đang quằn quại kiếm tìm con đường để xác nhận lại cái vẽ uy nghi vốn hữu của mình. Giống như một cái cây bị giam hãm đang tìm kiếm một đường nứt nơi bức tường để những cành lá đầy nhựa sống có thể đơm hoa, trổ qủa nơi vùng thoáng khí, tự do và cũng để chứng minh rằng bóng tối không phải là quyền lợi của giống nòi, và tình yêu của mình là vầng thái dương. Trong sinh thời của đức Phật con người khám phá ra sự bao la về giá trị của mình, trước tiên bằng cách chứng kiến một con người hợp nhất từ tâm của người ấy với chúng sanh trong tất cả thế giới ngang qua năng lực của lòng yêu thương không ngằn mé; và rồi bằng việc biết rõ rằng một ánh sáng toàn vẹn như thế nằm tiếp giáp bên trong mình, đằng sau những đám mây dục vọng ích kỷ, và rằng ở mọi khoảnh khắc “Cái Tâm Chứng Ngộ Thực Tại” (Bodhihridaya) bắt phải buông cái màng ngăn che ra khỏi nó. Ngài LongThọ (Nagarjuna) nói về cái tâm chứng ngộ thực tại (Bodhihridaya, tên gọi khác của nó là Bodhicitta- Bồ đề tâm) này như sau: Ai hiểu được bản chất của Bodhi-hridaya thì thấy mọi vật với một trái tim yêu thương, vì yêu thương là cốt lõi của Bodhi-hridaya.
Trong bài pháp dạy cho Sadhusimha, đức Phật nói rằng: Thật sự rằng, này Simha, Ta lên án những hành động, nhưng chỉ những hành động đưa đến tội lỗi bằng lời nói, bằng tư tưởng hoặc bằng việc làm. Thật sự rằng, này Simha, Ta giảng dạy sự dập tắt, nhưng chỉ là sự dập tắt lòng kiêu hãnh, tham lam, những tư tưởng tội lỗi và vô minh, mà không phải là sự dập tắt tính khoan dung, lòng yêu thương, nhân từ và chân lý.
Giáo lý giải thoát mà đức Phật đã giảng dạy là sự tự do khỏi tình trạng vô minh (avidya). Vô minh là sự ngu dốt, làm đen tối ý thức của chúng ta và nhằm giới hạn cái ý thức này trong những ranh giới của cái ngã riêng tư. Chính là vô minh, cái làm hạn hẹp ý thức này tạo ra việc tách biệt về một cái bản ngã khắc kỷ để từ đó trở thành ngọn nguồn của tất cả niềm kiêu hãnh, tham lam và độc ác hổ trợ cho việc tự tư tự lợi. Khi một người đang ngũ, người ấy bị khóa chặt ở trong những hoạt động giới hạn của đời sống vật lý; người ấy sống nhưng không biết những mối quan hệ bị biến đổi của mình với môi trường xung quanh- do đó người ấy không tự biết mình. Cũng vậy, khi sống một đời sống vô minh (avidya) người ta bị giam giữ bên trong tự ngã của mình; tâm linh yên nghỉ, ý thức của người ấy hoàn toàn không nhận thức được cái thực tại của tâm hồn mình. Khi đạt được sự chứng ngộ (bodhi), nghĩa là sự tỉnh thức của cái ngã đối với sự toàn vẹn ý thức, người ấy trở thành một đức Phật.
Khi chúng ta thấy rằng trạng thái của Niết bàn (Nirvana) được đức Phật dạy là xuyên qua từ bi (sự yêu thương), thế thì chúng ta chắc chắn biết rằng Niết bàn là cực điểm của lòng yêu thương, vì từ bi là mục tiêu đối với Niết bàn.Vô số câu hỏi “Tại sao?” sẽ nổi lên trong tâm trí của chúng ta và đòi chúng ta phải có một lý luận cho chúng. Nhưng khi chúng ta nói “tôi yêu”, vậy thì chẳng có lý do gì cho câu hỏi “Tại sao”, vì yêu thương là câu trả lời sau cùng trong chính nó.
Sự giải thoát về thể chất vật lý của chúng ta là ở việc đạt đến tình trạng khỏe mạnh, sự giải thoát của bản thể xã hội là do có được tính chất tốt đẹp, và sự giải thoát của cái ngã là ở chỗ đạt được lòng yêu thương. Cái sau cùng chính là điều đức Phật diễn tả là sự dập tắt - sựû dập tắt tính ích kỷ. Đó là sự vận hành của lòng từ bi, không đưa đến cảnh tối tăm nhưng đến sự chiếu sáng. Đó là sự chứng đạt giác ngộ (Bodhi), hay sự tỉnh thức chân thật, hiển lộ trong chúng ta một niềm hoan hỷ vô biên nhờ ánh sáng của lòng yêu thương.
Tâm linh của con người đang ở trên hành trình từ nguyên lý đến yêu thương, từ kỷ luật đến giải thoát, từ bình diện đạo đức đến bình diện tinh thần. Đức Phật đã thuyết giảng về kỷ luật của việc tự kiềm chế và một cuộc sống đạo đức; đó là một sự hoàn toàn chấp nhận pháp luật; nhưng ràng buộc với pháp luật chính nó không thể là mục đích, mà phải quay trở về với Thể tính vũ trụ (Brahma), với lòng từ vô lượng, những thứ đang tự biểu hiện mình ngang qua những hình thức có giới hạn của luật pháp. Đức Phật gọi nó là Phạm Thiên Trú (Brahma-Vihara) hay niềm vui an trú trong thể tính vũ trụ. Theo đức Phật, ai mong muốn đạt đến cấp độ này, người ấy “sẽ không lừa dối bất cứ một ai, không nuôi đưỡng hận thù với ai, và không bao giờ ước muốn làm tổn thương kẻ khác ngang qua sân hận; người ấy sẽ có lòng thương yêu vô hạn lượng đối vớt tất cả chúng sanh như thể người mẹ chỉ có một đứa con độc nhất, người mà bà phải bảo vệ bằng mạng sống của chính mình. Khắp cả mọi nơi, trên-dưới và chung quanh mình, người ấy sẽ trải rộng lòng thương của mình, một tình thương không biên giới, không chướng ngại, giải thoát khỏi mọi hung ác và đối kháng; đi, đứng, ngồi, nằm và cho tận khi bước vào giấc ngũ người ấy luôn giữ cái tâm năng động của mình trong việc thực hành cái thiện ý phổ quát này.

TK. Thích Viên Trí
Quay lại In bản tin này Gửi tin này cho bạn bè  
 CÁC BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
 

Xem tin ngày:


Trang Chủ | Lịch Sinh Hoạt | Hình Ảnh | Âm Nhạc | Trắc Nghiệm |  Xem Phim | Liên Kết |  Liên Hệ
Liên hệ kimcangtuvien@yahoo.com
4771 Browns Mill Road Lithonia Georgia 30038-2604 Tel:(770) 322-0712